Phong thủy đầu giường và những điều cấm kỵ

Một số người thường hay bị mất ngủ hoặc bệnh tật liên miên. Khi đi khám bác sĩ cũng không tìm được rõ căn nguyên. Gặp trường hợp này bạn cần kiểm tra đầu giường của mình, khi kê giường liệu có phạm vào các điều cấm kỵ sau đây:

Điều cấm kỵ 1: Đầu giường không kê sát vào đâu cả: con người cảm thấy luôn cô đơn, trống trải.

Nếu đầu giường của bạn không kê sát vào tường hoặc tủ quần áo sẽ hình thành thế “không chỗ tựa” được gọi là điềm “hung cô đơn”. Lúc này bạn sẽ khó được quý nhân phù trợ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải, uể oải trong mọi công việc.

Cách hóa giải: Kê lại để đầu giường áp vào tường hoặc tủ quần áo.

Điều cấm kỵ 2: Đầu giường nằm dưới dầm ngang: Đầu luôn bị o bế.

Nếu giường kê trong phòng ngay dưới dầm ngang sẽ hình thành cảm giác như luôn bị đè nén, trong phong thủy gọi là “hung hình”. Dầm ngang nằm bất kỳ bên trên nơi nào của giường đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bộ phận đó. Nếu dầm ngang vắt ngang qua đầu giường sẽ làm bạn luôn cảm thấy nhức đầu, đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan.

Cách hóa giải: Chuyển giường tới vị trí khác không có dầm chạy qua hoặc làm trần giả che lấp dầm ngang.
Điều cấm kỵ 3: Đầu giường kê sát bếp: Hay ốm đau bệnh tật.

Nếu phòng ngủ ngay cạnh bếp thì đầu giường không nên kê sát vào tường bếp lò, bởi bếp lò thuộc “Hỏa”, “Hỏa” thêm “Hỏa” sẽ dễ sinh bệnh tật nhất là các bệnh về gan, tim; đồng thời cũng làm tính tình bạn trở nên hay cáu gắt, bức xúc trước mọi việc.

Cách hóa giải: Nên cố gắng kê giường ra xa bếp.

Điều cấm kỵ 4: Đầu giường hướng thẳng ra toa lét: Bệnh thần kinh

Nếu cửa toa lét hướng thẳng vào đầu giường, bạn đã phạm phải “Hung vi”. Do toa lét luôn tỏa ra mùi xú uế và tiếng nước dội rửa làm bạn khó ngủ và làm thần kinh bạn luôn căng thẳng.

Cách hóa giải: Chuyển vị trí đầu giường ngược lại đồng thời luôn chú ý đóng kín cửa toa lét và thông gió để giảm mùi xú uế.

Điều cấm kỵ 5: Đầu giường hướng ra gương lớn: Ảnh hưởng tình cảm.

Bất kỳ phía nào của giường đối diện với gương lớn đều không có lợi. Ngoài ảnh hưởng sức khỏe và tình cảm vợ chồng còn ảnh hưởng tới cả tài vận và đường con cái. Điều này càng có ảnh hưởng lớn khi đặt gương dưới chân giường, hình thành thế “Hung cảnh”. Chiếc giường này giống như “gương chiếu quỷ” dễ làm bạn sinh hoang tưởng và ảo giác.

Cách hóa giải: Gương trong phòng tốt nhất đặt ở nơi kín đáo hoặc khi không dùng thì dùng vải che đi.

Điều cấm kỵ 6: Đầu giường hướng ra cửa phòng: Dễ mất ngủ.

Đầu giường hướng thẳng ra cửa phòng thuộc loại “Hung khí xung” dễ gây mất ngủ, tinh thần hay hoảng hốt; đồng thời trí nhớ giảm sút, dễ phạm sai lầm, không phân biệt rõ đúng sai.

Cách hóa giải: Chuyển đầu giường ra chỗ khác, tốt nhất đầu giường kê lệch một góc với cửa phòng, tránh đối diện.

Điều cấm kỵ 7: Đầu giường bị nắng chiếu vào: Hay cáu gắt, nóng nảy.

Nắng chiếu vào đầu giường hoặc để đầu giường có nguồn sáng mạnh chiếu vào gọi là “Hung quang”. Đầu giường bị nắng chiếu vào thường gây cho bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy; các nguồn sáng mạnh khác chiếu vào đầu giường sẽ ảnh hưởng không tốt tới “số đào hoa” của bạn.

Cách hóa giải: Tốt nhất nên thay đổi vị trí đầu giường. Nếu không được có thể đan giấy kính lọc phản quang, sau đó mắc rèm che nắng cho đầu giường của bạn.

Kinh nghiệm viết Paper

Kinh nghiệm viết Paper

Nguồn bài viết Blog Khoa học máy tính

Bạn NDD hỏi kinh nghiệm viết technical paper tiếng Anh. Tôi xin chia sẻ 2 cents của mình, mặc dù đã có đề cập vài nơi trong blog này đến đề tài viết lách, ví dụ như đừng viết sấm Hegel như chị Vàng Anh đã cảnh báo, hoặc dùng gợi ý của Manuel Blum. Ngoài ra còn có vài nguồn khác về viết lách trên Internet.

Chất lượng technical papers có thể chia thành 3 phần chính:

  1. Stylistic element: cấu trúc câu, chấm phẩy thế nào, tổ chức một paragraph ra sao? Xin đọc quyển sách kinh điển Elements of styles. Đây là quyển sách phải-đọc cho tất cả các thể loại viết lách tiếng Anh. (Phải đọc cho cả người bản xứ!)
  2. Organizational element: tổ chức bài viết cho tốt. Thông thường, một bài báo nên có cấu trúc như sau (không nhất thiết phải theo thứ tự này)
    1. Phần giới thiệu: đặt kết quả của mình vào ngữ cảnh lớn hơn, giải thích tại sao vấn đề là quan trọng, tại sao nó khó khăn, tại sao các kết quả hiện nay chưa thỏa đáng, đóng góp kỹ thuật của bài báo là gì, và đóng góp này “khớp” ra sao vào bức tranh lớn của (phân) ngành.
    2. Phần literature review: mô tả chi tiết hơn các nghiên cứu đã có, phân tích sơ bộ tại sao chúng chưa thỏa đáng cho vấn đề mình muốn giải quyết.
    3. Phần formulation: định nghĩa vấn đề một cách chặt chẽ hơn, nêu rõ các giả thiết (assumptions) mà mình dùng và giải thích tại sao mình lại có thể dùng các giả thiết này. Phần giải thích giả thiết có thể phải bao gồm cả simulations và experiments.
    4. Phần lời giải: trình bày các định lý, thuật toán, mô hình, v.v. những thứ cấu thành lời giải. Cái nào dài dòng rắm rối về mặt chi tiết mà không tải nhiều ý thì bỏ ra appendix cũng được.
    5. Phần validation của lời giải: nếu bạn có một thuật toán, một mô hình mới thì phải validate nó analytically và/hoặc experimentally. Analytical validation bao gồm phân tích độ phức tạp không/thời gian của thuật toán, chứng minh soundness, completeness, hay rate of convergence của một thuật toán tối ưu, v.v. Experimental validation bao gồm chạy thử và so sánh chất lượng giải pháp của mình với những giải pháp tốt nhất đã có, cẩn thận control các tham số khi so sánh, giải thích các drawbacks nếu có của giải pháp là ở đâu, có đáng “hy sinh” các drawbacks này không, v.v.
    6. Phần kết luận và phân tích hướng nghiên cứu tương lai: chẳng có giải pháp nào là hoàn hảo trong một bài báo, ta phải kết luận và phân tích xem tương lai cần làm gì tiếp, giải pháp của ta đã mở ra hướng nghiên cứu mới nào, v.v.
  3. Novelty: giá trị của đóng góp của ta dĩ nhiên không chỉ nằm ở cái cấu trúc của bài báo hay ở việc viết tiếng Anh xuôi chèo mát mái. Có nhiều bài báo có tất cả các thành tố vừa nêu (bao gồm giải pháp và validation) nhưng vẫn không được nhận đăng ở các hội nghị và tạp chí danh tiếng. Tại sao? Tại vì technical novelty không đủ mạnh! Mặc dù “technical novelty” là một khái niệm chủ quan, nếu bạn là người ở lâu trong ngành thì sự đánh giá này sẽ ngày càng trở nên khách quan. Tôi không có một định nghĩa chặt chẽ cho khái niệm này, nên sẽ nêu vài ví dụ. Ví dụ 1: bạn có một implementation tốt của thuật toán quicksort, trong đó có nhiều mẹo dùng pointers, memory allocation, v.v. làm cho implementation của bạn tốt hơn tất cả các implementation hiện có khoảng 20 phần trăm về mặt thời gian chạy. Đây rõ ràng là một đóng góp không tồi cho KHMT. Trên thực tế công trình này làm tăng tốc các cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới 20 phần trăm. Bạn viết một bài báo mô tả chi tiết implementation của mình theo đúng sườn bài ở trên, và … không hội nghị lớn nào nhận đăng.Ví dụ 2: bạn có một thuật toán sorting mới hoàn toàn, tư tưởng khác hẳn với các thuật toán sorting thông thường như quicksort, merge-sort, insertion-sort, v.v. Phân tích cho thấy nó chạy trong thời gian O(n log log n), và experiments cho thấy nó chạy nhanh hơn tất cả các implementation của các thuật toán hiện có khoảng 10 phần trăm (nghĩa là tệ hơn Ví dụ 1). Bài báo này của bạn sẽ được đăng ở hội nghị tốt nhất về thuật toán.

    Hai ví dụ trên tôi bịa ra trong vài phút suy nghĩ, nên không hoàn hảo lắm. (Ví dụ như cái running time O(n log log n).) Tôi hy vọng là chúng đủ để minh họa cho điều tôi muốn nói. Trên thực tế các bài báo trải một spectrum rất rộng giữa ví dụ 1 và 2 và tràn cả xuống dưới ví vụ 1. Nhiều bài báo đọc thấy nực cười, bảo phê bình không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều bài báo có giải pháp thuần túy là một biến thể nào đó của các ý tưởng sẵn có. Nếu biến thể này “tầm thường” thì novelty kém, nếu biến thể này “thú vị” thì novelty cao.

Tóm lại, muốn viết bài báo tốt thì phải thực hành nhiều và tự học từ các sai lầm đã có của mình. Đừng nản khi paper của mình bị từ chối mà phải xem referees nói gì và rút ra bài học. Dĩ nhiên là có đôi khi referees rất tệ, nói bậy nói bạ; nhưng tình trạng này sẽ ít xảy ra hơn khi bạn nộp bài vào một hội nghị hay tạp chí danh tiếng hơn. Chúc bạn may mắn!

Website Các Trường Đại Học Cao Đẳng Việt Nam

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
http://www.hut.edu.vn
Trường Đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 45 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ kính yêu, sự giúp đỡ của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục của các thế hệ cán bộ và sinh viên, trường Đại học Bách Khoa Hà nội đã không ngừng lớn mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN

Trường Đại học Cần Thơ
http://www.ctu.edu.vn
Đuợc thành lập từ năm 1966, Viện Đại học Cầnthơ đuợc đổi thành Truờng Đại học Cần Thơ (ĐHCT) sau ngày giải phóng năm 1975. Truờng ĐHCT là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nuớc ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng.

Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
http://www.hpu.edu.vn
Giáo dục và Đào tạo đại học

Trường Đại học Dân Lập Kỹ Thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hutech.edu.vn
Một trường Đại học Dân lập có uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Huế
http://www.hueuni.edu.vn
Đại học Huế là một đại học đa ngành hiện nay đang có 59 ngành đào tạo cử nhân, 42 ngành đào tạo thạc sĩ, 09 ngành đào tạo tiến sĩ. Số ngành đào tạo đại học cũng như trên đại học sẽ ngày càng được mở rộng.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
http://www.hus.edu.vn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy truyền thống hơn 40 năm của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – nơi đã đào tạo nên nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học ưu tú và danh tiếng cho đất nước.

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmuns.edu.vn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmussh.edu.vn
Trường ĐHKHXH&NV có lịch sử hơn 45 năm với tiền thân là Trường đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn

Trường Đại học kiến trúc Hà Nội
http://www.hau.edu.vn
Đại học kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
http://www.ueh.edu.vn
Website chính thức của trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmuaf.edu.vn
Đại học Nông Lâm tọa lạc tại Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 1955. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật nông nghiệp chủ yếu cho vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, Trường vẫn tuyển sinh viên đến từ các địa phương khác trong cả nước

Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
http://www.hufs.edu.vn
Trường Đại học Ngoại ngữ được thành lập năm 1959. Sứ mạng của Trường được xác định là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, đạt chất lượng hàng đầu trong cả nước về ngoại ngữ ở trình độ đại học và sau đại học ; cơ sở đào tạo chuyên ngành bằng ngoại ngữ ; cung cấp mọi dịch vụ về ngoại ngữ ; là đầu tầu phát triển của ngành ngoại ngữ của cả nước

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
http://www.vnu.edu.vn
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên
http://www.ictu.edu.vn
Khoa Công nghệ thông tin là đơn vị đào tạo thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Trường Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh
http://www.vnuhcm.edu.vn
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập vào ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.

Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
http://www.ptit.edu.vn
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là nơi có thể cung cấp cho bạn một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất những thông tin về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các sản phẩm bưu chính viễn thông và nhiều dịch vụ đa dạng.

Học viện công nghệ châu Á tại Việt nam (AIT)
http://www.aitcv.ac.vn/
The Asian Institute of Technology (AIT), the parent Institute supporting the Asian Institute of Technology Center in Vietnam (AITCV), is an autonomous international postgraduate institution based in Bangkok, Thailand.

Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên
http://www.is-edu.hcmuns.edu.vn
Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên chính thức được thành lập từ tháng 2 năm 1995 dựa trên cơ sở Bộ môn Tin học thuộc Khoa Toán Trường Ðại Học Tổng Hợp Tp. HCM. Hiện nay Khoa đang được Nhà nước đầu tư để trở thành một trong những Khoa CNTT trọng điểm và là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ thông tin của thành phố và khu vực phía Nam.

Trường Đại học Y Hà Nội
http://www.hmu.edu.vn
Trường Đại học Y Hà Nội

Trường ngôn ngữ thế kỷ 21 TOPA
http://www.topa21.co.jp
Giớ thiệu về trường dạy tiếng Nhật cho du học sinh nước ngoài có nhu cầu học tiếng Nhật tại Nhật Bản.

Truong Dai hoc Nong nghiep I
http://www.hau1.edu.vn
Giao duc dao tao

Học Viện Tài chính
http://www.hvtc.edu.vn

Học viện Ngân hàng
http://www.hvnh.edu.vn

Đại Học Xây dựng
http://www.dhxd.edu.vn

Đại Học Y tế Công cộng
http://www.hsph.edu.vn

Trường Đại Học Thuỷ lợi
ttp://www.wru.edu.vn
Nhiệt liệt chào mừng các Quý vị, các Cô giáo, Thầy giáo và các em Sinh viên đến với trang tin điện tử của trường Đại học Thuỷ Lợi. Với chặng đường gần 50 năm qua, trường Đại học Thuỷ Lợi đã và đang không ngừng phát triển trở thành một trường đầu ngành của cả nước đào tạo nguồn nhân lực có học vấn đại học và trên đại học trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.

Trường Đại Học Thương mại
http://www.vcu.edu.vn

Viện ĐH Mở Hà Nội ( khoa CNTT )
http://www.fithou.edu.vn/

Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội
http://www.dhsphn.edu.vn

Trường Đại Học Kinh tế quốc dân
http://www.neu.edu.vn

Trường Đại Học Ngoại thương
http://www.ftu.edu.vn

Trường Đại Học Y Thái Bình
http://www.tbmc.edu.vn

Trường Đại Học Ngoại ngữ Hà Nội
http://www.cfl.vnu.edu.vn

Trường Đại Học Mỏ địa chất
http://www.humg.edu.vn

Trường Đại Học Thể dục Thể thao 1
http://www.upes1.edu.vn

Trường Đại Học Hàng Hải
http://www.vimaru.edu.vn/

Trường Đại Học Giao thông vận tải
http://www.uct.edu.vn

Trường Đại Học Lâm nghiệp
http://www.vfu.edu.vn/

Trường Đại Học Dược Hà Nội

Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội
http://www.huc.edu.vn

Phân viện Báo chí Tuyên truyền

Trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
http://www.utehy.edu.vn

Trường Đại Học Hải Phòng
http://www.dhhp.edu.vn

Trường Đại Học Dân Lập Quản lí kinh doanh Hà Nội

Trường Đại Học Dân lập Phương Đông
http://www.daihocphuongdong.edu.vn

Trường Đại Học Dân lập Thăng Long
http://thanglong.edu.vn/

Trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội

Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội
http://www.haui.edu.vn/

Trường Cao Đẳng Y tế Nam Định

Trường Cao Đẳng Kỹ thuật Y tế 1
http://www.tktyt1haiduong.edu.vn

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ thuật Nam Định

Trường Đại Học Hồng Đức (Thanh Hóa)
http://www.hdu.edu.vn

Trường Đại Học Vinh
http://www.vinhuni.edu.vn

Trường Đại Học Đà Nẵng
http://www.ud.edu.vn

Trường Đại Học Dân Lập Duy Tân

Trường Đại Học Thuỷ sản

Cao Đẳng Lương thực thực phẩm
http://www.cfi.edu.vn

Cao Đẳng Thể dục Thể thao Đà Nẵng
http://www.dncopeas.edu.vn

Đại Học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmutrans.edu.vn

Đại Học Dân Lập Văn Lang
http://www.dhdlvanlang.edu.vn/

Đại Học Công nghệ Tôn Đức Thắng
http://www.tut.edu.vn

Đại Học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmupeda.edu.vn

Đại Học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmute.edu.vn

Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmulaw.edu.vn

Đại Học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
http://www.hcmut.edu.vn

Đại Học Thể dục thể thao II
http://www.upes2.edu.vn

Đại Học DL Ngoại ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh
http://www.huflit.vnn.vn

Đại Học Mở Bán công thành phố Hồ Chí Minh
http://www.ou.edu.vn

Đại Học An Giang
http://www.agu.edu.vn

Trường đại học Công nghiệp 4
http://www.hui.edu.vn

Cao đẳng Tài chính kế toán IV

Trung tâm Đào Tạo Bồi dưỡng Cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh

Trường Cán bộ Quản lý GD&ĐT II
http://www.emtc2.edu.vn

Trường Đại Học Trà Vinh
http://www.tvcc.edu.vn

Trường Đại Học Hoa Sen
http://www.hoasen.edu.vn/

Trường Đại Học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc Đại Học Thái Nguyên)
http://www.dhktcn.edu.vn

Trường Đại Học Tây Bắc
http://www.taybacuniversity.edu.vn

Sưu tầm

Đàn ông cần biết

1. Nếu bố anh nghèo, đó là số phận của anh. Nếu bố vợ nghèo, đó là sự ngốc nghếch của anh.
2. Vợ dạy ta tính phục thiện (sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả!).
3. Vợ dạy ta sự tế nhị (không bao giờ chê bai cơm khê, canh hơi mặn).
4. Vợ dạy ta đức tính bao dung, độ lượng, thương người (làm được bao nhiêu tiền đều mang về “tặng” vợ hết!).
5. Vợ dạy ta tính chính trực, đứng đắn, đàng hoàng (ra khỏi nhà cứ thẳng một đường mà đi, không nhìn ngang liếc dọc, nhất là những nơi có nhiều phụ nữ…).
6. Vợ là huấn luyện viên thể dục tại nhà của ta (phân công ta làm vườn, nhổ cỏ, giặt quần áo, đổ rác, lau dọn nhà cửa, xách nước, tắm heo…).
7. Tình yêu là một giấc mơ dài ngọt ngào, và hôn nhân là chiếc đồng hồ báo thức.
8. Thuận vợ thuận chồng , con đông mệt quá!!
9. Hỏi: Đàn ông độc thân và đàn ông có vợ ai hiểu phụ nữ hơn? Đáp: Đàn ông độc thân? Hỏi: Vì sao? Đáp: Nếu không thì họ đã cưới vợ.
10. Ai nói rằng tiền bạc không mua được hạnh phúc là vì họ không biết mua ở đâu thôi.
11. Chúng ta nên yêu súc vật. Thịt chúng rất ngon.
12. Tương lai của ta phụ thuộc vào giấc mơ của ta. Vậy thì… ta hãy ngủ đi !
13. Làm việc chăm chỉ không giết chết ai cả! Nhưng tại sao phải chấp nhận rủi ro đó?

14. Hút thuốc bổ phổi, uống rượu bổ gan!
15. Đánh bài mở mang trí óc, ăn cắp nâng cao tay nghề, chửi thề nhấn mạnh câu văn.
16. Nàng đẹp và thánh thiện quá, nàng ngây thơ và dễ thương làm sao, tôi rất thích nàng, và tôi đã phát hiện ra nàng trong trường ….mầm non mẫu giáo lớn

Một số ví dụ viết đơn xin việc

Ví dụ :
Thưa Cô /Chú…
Tuy đã gửi đến Cô/Chú bản lý lịch cá nhân giới thiệu sơ qua về kinh nghiệm công tác khả năng giải quyết vấn đề và trình độ chuyên môn của tôi, nhưng tôi vẫn xin được trình côy năng lực của tôi đối với những yêu cầu cụ thể của Cô/Chú:Yêu cầu: Năng lực của tôi:
Quản lý phòng dịch vụ thư viện công cộng Tôi có nhiều năm kinh nghiệm công tác quản lý tại thư viện trường Đại học…
Phụ trách quản lý 14 nhân viên Đã từng quản lý 17 nhân viên
Có khả năng phối hợp với lãnh đạo quản lý kế hoạch, dự toán và vạch ra hướng phát triển Trong năm làm việc cuối cùng, tôi phụ trách theo dõi kiểm duyệt dự toán.
Có 3 năm kinh nghiệm công tác. Có trên 3 năm kinh nghiệm công tác.

Trích yếu theo yêu cầu tóm tắt cần bảo đảm mỗi một yêu cầu cụ thể về công việc đều gắn kết với lý lịch tóm tắt mà bạn đã gửi, nhằm khiến nhà tuyển dụng đều cho rằng cần thiết phải phỏng vấn bạn xem sao. Sử dụng trích yếu theo yêu cầu có tính giới hạn nhất định,
không nên tuỳ tiện lạm dụng. Loại văn bản này tất thích hợp để bạn viết khi thấy trên báo có thông báo tuyển lao động. Nếu như yêu cầu cụ thể của công việc không rõ ràng thì loại văn bản này sễ không thích hợp sử dụng.

Trước khi viết văn bản này, bạn cần phải đọc kỹ thông tin tuyển dụng, đối chiếu từng yêu cầu của công ty tuyển dụng với bản thân mình. Khả năng của bạn phải cao hơn hoặc bằng với yêu cầu tuyển dụng của công ty tuyển dụng. Nếu như có yêu cầu nào đó không đạt thì tốt nhất bạn cũng không nên áp dụng loại văn bản này, hoặc là dứt khoát từ chối công việc đó để tìm một việc khác phù hợp hơn. Chúng tôi tin rằng, chỉ cần bạn chăm chỉ học tập, làm việc cần cù và kết hợp với các điều kiện của bản thân thì sẽ tìm được một công việc phù hợp với yêu cầu của mình và của công ty tuyển dụng

Ví dụ 1:
Thưa cô…
Tôi viết lá thư này là để xin vào làm việc của công ty cô như thông tin cô vừa đăng trên tờ “Thời báo chủ nhật” ngày hôm qua. Xin gửi kèm theo “Lý lịch tóm tắt” của tôi.
Căn cứ vào quảng cáo tuyển dụng, tôi có khả năng đáp ứng được yêu cầu của quý cô.
Tôi có 3 năm kinh nghiệm về Unix C.
Riêng về kinh ngiệm VAX VMS: Tôi có 2 năm kinh nghiệm; tôi đã chịu trách nhiệm quản lý về VAX11/785 (VAX VMS).
Tuần sau, tôi sẽ đi du lịch, nếu có thông tin gì xin cô thông báo cho tôi theo số điện thoại (714) 555-1212.
Rất mong nhận được câu trả lời của cô. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự quan tâm mà cô đã dành cho tôi.
Xin gửi tới cô lời chào trân trọng!

Ví dụ 2:
Thưa cô…
Tôi viết lá thư này là để xin làm việc theo như quảng cáo tuyển lao động của công ty ABC trên báo “Thanh niên chủ nhật”.
Tôi đã học tuyên truyền tại trường Đại học Mỹ thuật và chuyên ngành của khoa này chủ yếu là quảng cáo. Ngoài ra, tôi còn biết vẽ. Kinh nghiệm công tác của tôi: Đã từng làm ở Công ty Quảng cáo Los Angeles, Công ty Portland. Tôi đã viết bài cho nhiều báo và tạp chí… Xin gửi kèm theo một số bài để quý cô xem xét.
Tôi đang tìm một công việc có tiền đồ phát triển, có tính thách thức và sáng tạo, mong rằng sẽ có cơ hội được hiểu nhiều hơn về công ty cũng như công việc của công ABC. Những yêu cầu của công ty, tôi đều có khả năng! Mong câu trả lời của cô!
Xin gửi lời chào trân trọng!
Ghi chú: Phải đến ngày thứ hai, ngày 30 tháng 6, tôi mới về thành phố. Nếu có tin tức gì, mong cô hãy liên lạc đến điện thoại nhà riêng của tôi: 555-1212.
Ký tên.

Ví dụ 3:
Thưa cô…
Tôi có 9 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Đó là câu trả lời cho việc gần đây quý cô đăng quảng cáo tìm một kế toán. Hãy cho phép tôi nói về khả năng của bản thân theo những yêu cầu mà quý cô nêu ra.

Yêu cầu của công ty Kinh nghiệm của tôi
Có văn bằng kế toán, có 3 năm kinh nghiệm thực tế. Tôi tốt nghiệp khoa Kế toán năm 1982 và đã có trên 4 năm kinh nghiệm.
Có quan hệ giao tiếp tốt, có khả năng khuyến khích nhân viên. Đã quản lý có hiệu quả 24 nhân viên, luôn khuyến khích mọi người hăng say với công việc.

Với thực tế trên đây, tôi tin tưởng rằng bản thân sẽ hoàn toàn phù hợp với công việc mà quý cô yêu cầu. Tôi rất mong có cơ hội gặp cô để nói kỹ hơn nữa về kinh nghiệm của tôi.
Xin gửi tới cô lời chào trân trọng!
Ví dụ 4:
Thưa cô…
Bằng lá đơn xin việc này, mong cô sẽ tuyển dụng tôi vào làm đại diện bán hàng kỹ thuật của công ty. Thông tin này được đăng trên báo Hoàn Cầu ngày chủ nhật. Tôi xin gửi kèm bản lý lịch tóm tắt để quý cô xem xét. Tôi tin tưởng rằng có sẽ thấy tôi có đầy đủ năng lực và phẩm chất để đảm bảo hoàn thành ttó công việc đó.

Đọc kỹ lý lịch tóm tắt của tôi, cô sẽ nhận thấy qua hơn hai năm làm công tác bán hàng kỹ thuật, tôi đã có kinh nghiệm về vấn đề kinh doanh mua bán. Trong khả năng của mình, tôi khá thành thạo việc tạo dựng và tái thiết lập mạng lưới khách hàng, mở rộng và quản lý những khu vực mới, đàm phán hợp đồng và dịch vụ sau khi bán hàng. Tôi tin rằng những kinh nghiệm của tôi tronh lĩnh vực này sẽ phát huy được tác dụng trong Cng ty ABC.

Ngoài ra, tôi còn thông thạo, hiểu biết các quá trình đấu thầu của các hộ kinh doanh và phân loại số hiệu linh kiện và sơ đồ. Trong hai năm kinh doanh, tôi đã nâng được lượng tiêu thụ hàng hóa lên gấp đôi. Tôi được coi là người có thể biết phân biệt và giải quyết vấn đề, không làm ảnh hưởng đến cá nhân, khách hàng và các đối tác khác.

Tôi mong rằng sẽ có cơ hội được thảo luận với cô về việc sẽ đóng góp sức mình như thế nào đối với Cng ty ABC. Mong câu trả lời của quý cô. Hy vọng lúc thích hợp, cô sẽ thu xếp thời gian để phỏng vấn tôi.
Xin gửi tới quý cô lời chào trân trọng!
Ký tên.

Ví dụ 5:
Thưa cô :
Rất mong cô chấp nhận lá đơn xin việc của tôi. Tôi in được vào làm ở vị trí chủ nhiệm kế toán giá thành mà gần đây quý công ty đã cho đăng trên tờ Tin nhanh chủ nhật. Tôi xin gửi kèm theo lý lịch cá nhân để quý công ty xem xét.
Tôi có kiến thức và kinh nghiệm vững chắc về tình hình thị trường tài chính đồng thời cũng có kinh nghiệm thực tế về ứng dụng phần mềm vào lĩnh vực tài chính. Kinh nghiệm của tôi bao gồm: Báo cáo, phân tích tài chính hàng tháng, thông thạo quản lý hành chính và kế toán. Tôi tin rằng, tôi có thể trực tiếp đóng góp cho Công ty ABC bằng chính khả năng của mình.
Mong rằng, trong một ngày gần đây, tôi sẽ nhận được hồi âm của quý công ty để có thể sắp xếp một buổi gặp mặt với cô vào thời gian thích hợp nhất. Tôi hy vọng sẽ hiểu được nhiều hơn về mục tiêu và kế hoạch của quý công ty để mình được cống hiến cho những thành công chung của công ty.
Xin trân trọng kính chào?
Ký tên

Ví dụ 6:
Thưa cô :
Tôi xin gửi kèm theo bản lý lịch tóm tắt của tôi để cô xem xét theo như quảng cáo mà cô đăng trên tờ “Kinh tế”.
Là một trợ lý phó tổng giám đốc và là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, tôi tin rằng kinh nghiệm của bản thân sẽ đáp ứng được những yêu cầu của cô. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực đó 5 năm, công việc này có lẽ được có là “ở đâu cần thì đi đến đó”. Điều này cũng là để phát triển thêm năng lực của bạn thân, giúp tôi có thể chiến thắng đối với những công việc phức tạp. Tôi biết cách tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả, song vẫn luôn giữ tính hài hước.
Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh, quản lý, tôi có sự nhạy cảm đối với những yêu cầu của nhân viên cao cấp. Tôi có bề dày kinh nghiệm, thông thạo về máy vi tính. Mọi người đánh giá tôi là một người biết ăn nói và viết lách. Tôi tin rằng quý công ty sẽ tạo cho tôi không khí làm việc phù hợp và có đất dụng võ cho những kinh nghiệm phong phú của bản thân.
Về vấn đề tiền lương, tôi có yêu cầu hợp lý, có thể thoả thuận căn cứ vào trách nhiệm thực tế và cơ hội thăng tiến.
Xin trân trọng kính chào!
Ký tên

Ví dụ 7:
Thưa quý cô :
Quý cô có cảm thấy rằng phát hiện một người xin việc khác với người khác thật khó khăn, đúng không? Con người này chỉ quan tâm là sẽ làm được gì cho công ty chứ không đòi hỏi công ty có thể làm được gì cho mình. Con người này luôn biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Hãy tin rằng, con người đó là tôi. Tôi sẽ cố gắng đáp ứng và vượt lên những thách thức của quý công ty. Tôi nhận thấy rằng, bản thân sẽ phát huy vai trò hiệu quả trong công ty của quý cô và sẽ cống hiến hết sức mình để hoàn thành xuất sắc mục tiêu của công ty.
Nếu như tôi đã thể hiện tố chất khác với những người xin việc khác rất mong công ty hãy sử dụng tôi. Lúc nào tôi cũng mong được gặp cô vào thời gian thích hợp nhất.
Xin chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian quý báu cho tôi.
Xin trân trọng kính chào?
Ký tên

Ví dụ 8:
Thưa cô :
Tôi có kinh nghiệm trên 15 năm trong linh vực quản lý kinh doanh bán lẻ, hiện nay đang muốn tìm một công việc mới. Tôi xin gửi kèm theo lý lịch tóm tắt để quý cô tham khảo.
Trong suốt quá trình làm việc của tôi thấy một điểm chính, đó là một nhân viên quản lý hành chính rất giỏi giải quyết các vấn đề: Điều này đã được ứng dụng thành công vào trong lĩnh vực quản lý văn phòng, làm việc tại hiện trường, điều phối và tổ chức các ban ngành, liên hệ điện thoại, giao tiếp xã hội và mua sắm. Nhưng công việc này đòi hỏi cần phải có sự hợp tác chặt chẽ trong những người quản lý cao cấp.
Tôi biết tự cổ vũ mình, có thể độc lập làm việc, và sẽ làm tốt công việc có hiệu quả cao nhất trong thời gian ngăn nhất.
Ngày 10 tháng 8, tôi sẽ gọi điện tới để hỏi xem cô đã đọc lý lịch của tôi chưa, và tôi sẵn sàng trả lời bất cứ câu hội thắc mắc nào của cô.
Xin trân trọng kính chào!
Ký tên

(sưu tầm)

Đơn xin việc: đặc điểm, kết cấu, nội dung và yêu cầu

Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, tiếng Anh gọi tắt là Cover Letter. Lá đơn xin việc này cũng bao gồm cả lý lịch tóm tắt cá nhân nên mới có tên gọi như vậy. Tác dụng của đơn xin việc cũng giống như lý lịch cá nhân; nhưng về nội dung, nó sẽ hỗ trợ cho lý lịch tóm tắt cá nhân.
Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn.

Đặc điểm của đơn xin việc:

  • Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy định nhất định, nhưng để đạt
    được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và thích thú thì hãy cố gắng viết
    thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của người viết.
  • Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin việc.
  • Tính đơn giản và nhạy bén:
    Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách dùng từ, và cũng không được
    lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân.

Kết cấu của đơn xin việc:
Về hình thức, đơn xin việc không khác gì các loại thư từ bình thường và thư từ công vụ khác. Mẫu đơn xin việc theo tiếng Anh thường có: đầu thư, ngày, tháng, địa chỉ người nhận thư, cách xưng hô, nội dung chính, kết thúc và những câu nói ấn tượng mang tính xã giao, ký tên. Đầu thư có thể Tham khảo ở lý lịch cá nhân (bao gồm tên họ, địa chỉ điện thoại) số bưu điện, hộp thư điện tử), còn các mục khác thì có thể Tham khảo mẫu của các loại thư từ viết bằng tiếng Anh khác.
Nội dung của đơn xin việc:
Bao gồm 3 phần sau:

  • Diễn đạt ý muốn được chấp nhận
    vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc đến những cơ quan thông tin đại
    chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông tin việc làm cho
    mình.
  • Hãy nới rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của bản thân, nhằm đảm bảo
    hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
  • Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng vấn, thi viết).

Yêu cầu đối với việc trình bày:
Những yêu cầu về việc trình côy đối với đơn xin việc cũng tương tự như với lý lịch cá nhân. Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Đối với đơn xin việc thì chỉ dùng một mặt của giấy không nên dùng hai mặt của tờ giấy đó;
  • Trình côy trên giấy A4;
  • Khi sử dụng font chữ, cần sử dụng những loại font chữ thường được dùng để
    đánh văn bản. Khi đã chọn rồi thì phải thống nhất cỡ chữ, kiểu chữ;
  • Không được đánh sai dấu, viết sai chính tả. Chữ cái đầu tiên bao giờ cũng phải viết hoa;

Muốn nhấn mạnh câu, từ nào thì có thể sử dụng gạch chân hoặc là in nghiêng

Đơn xin việc tốt nhất nên gửi cho cá nhân, trừ trường hợp công ty quy định là gửi về Phòng Nhân sự hoặc Phòng Tuyển dụng. Nếu được thì nên gửi cho người có toàn quyền quyết đinh tuyển dụng.

Nội dung cần phải thực tế. Trước khi viết cần phải tìm hiểu về công ty mình định xin việc. Như phần trước chúng tôi đã nói là cần phải tỏ rõ sự quan tâm, tự hào, trách nhiệm với công ty và nhiệt tình với công việc.
Tránh cứng nhắc. Khi viết cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn và có thái độ chân thành, hợp tác.
Viết theo yêu cầu công việc:
Khi nói về lý lịch cá nhân, chúng tôi đã đề cập lý lịch cá nhân là một văn bản có thứ tự. Tuy chúng ta có sử dụng một số cách để văn bản hấp dẫn hơn, nhưng kết cấu cơ bản vẫn không thay đổi. Đơn xin việc thì không như vậy, bạn có đất để tự phát huy, nội dung kết cấu thì linh hoạt, nhiều thay đổi. Vì vậy làm thế để phát huy được ưu thế của đơn xin việc, nhằm làm cho bản thân nổi bật hơn những người xin việc khác là điều quan trọng nhất.

Thực tế đã chứng minh, viết theo công việc có tác dụng rất lớn. Nó mang tính khái quát nhanh, làm nổi bật hình ảnh của cá nhân, vừa đơn giản, ngắn gọn mà hiệu quả đạt được lại rất cao.

> Sưu tầm <

Thesis Guidelines

How to get PhD.

PhD process tip…?

NỘI DUNG

  • Preparation of thesis – Chuẩn bị cho viết luận văn.
  • Typical timetable – Mẫu thời gian tham khảo hữu ích.
  • Literature review – Khái quát và tổng kết lý thuyết.
  • How to get a Ph.D – Làm thế nào để hoàn thành 1 luận văn tiến sỹ.

Preparation of thesis

Notes on Preparation of CPGS and Ph.D. theses H. K. D. H. Bhadeshia

  • The supervisor will read only two drafts: the first of individual chapters, and the second of the complete thesis. Consequently, do not submit revised chapters until the complete thesis draft is ready.
  • A careful and COMPLETE first draft will lead to rapid progress. Get someone to proof read your work before submission to the supervisor. The supervisor can then focus on the science instead of trivial mistakes.
  • Drafts should be submitted in double line spacing to allow space for comments.
  • Style and presentation are important but the contents really matter.
  • Computer programs should be presented in the MAP format.
  • Publication of work is a good thing before writing a thesis. A paper, when incorporated into a thesis, must be modified to ensure continuity and context. It should be readable and gentle in its introduction compared with a journal paper.

Better English

  • Avoid frequent repitition of words or phrases. To specify a rotation, one rotation axis is not enough; the sense of rotation must be specified. can be expressed better by writing The transformation also requires a specification of the sense of rotation.
  • Avoid being personal. Let us look at an example…. is expressed better as Consider an example…. The phrase We can also use a single row… can be written A single row…. can also be used
  • Text making an excessive use of abbreviations lacks clarity.

Common Mistakes

  1. No excuse for spelling mistakes – use SPELLCHECK.
  2. Inconsistency of notation. The thesis must share a common terminology, best ensured by using a nomenclature list.
  3. There should be a gap after a full stop or a comma. Accredited abbreviations found in the Oxford English Dictionary (such as Ph.D.) do not have gaps after full stops; initials in names must be separated by spaces (A. N. Other).
  4. There are no spaces after an opening bracket or before a closing bracket
  5. Include titles in the reference list.
  6. Inadequate referencing.
  7. Left quotation marks are not the same as right quotation in TeX.
  8. There is a thin-space between numerals and units (e.g. 45 MPa). The units themselves are in roman font. Use strict SI convention. For example, there is a gap between MN and mm when writing MN mm. Use exponents: MN mm-1 rather than MN/mm
  9. Incorrect or unspecified units of concentration: Fe-10Ni % is not good enough. e.g., use Fe-10Ni wt%.
  10. Experiments are reported in the past tense. For example, length changes were analysed.
  11. Abbreviations must be explained when first introduced (HAZ, TTT ?!).
  12. Fig. 4.2 not Fig.4.2; Table 5.1 not Table.5.1
  13. Terms like “Fig. 4.2” should be on the same line
  14. “Compared with” rather than “Compared to“.
  15. Plural of Datum is Data. These data are excellent….
  16. PROGRAMME of work as opposed to computer PROGRAM
  17. Names of chemical elements do not begin with capitals unless at the beginning of a sentence.
  18. All equations, tables, figures must be numbered.
  19. Figures must not be excessively large, and should be included in the text rather than at the end of chapters. The font on scales and legends should be at least size 15 (Geneva) when the figure size is 1/3 of the page length.
  20. It is wrong to write a volume fraction as 20%. The latter is a volume percent.
  21. Mathematical notation is in italics whether it occurs in the text or in equations. Terms such as log, exp, sin are nevertheless in roman font even when in equations. Mathematical notation in figures should be the same as in the text.
  22. When presenting the results of computer programs, it is important to specify completely the inputs used to generate the outputs. For example, it is dangerous to present a calculated phase diagram without specifying all the phases and components accounted for in the analysis.
  23. ‘software’ is plural. Avoid using ‘softwares’.

Figures and Tables The notation on figures must correspond to that used in the text. There must not be information on figures which is not discussed in the text. Units on diagrams must be SI. Old diagrams with non-SI units must be redrawn. Any diagrams obtained from the literature must be acknowledged even though they may have been redrawn, especially if the intellectual content of the diagram is not significantly modified. Quantities plotted are dimensionless, so they should be divided by the units on the axis legends (e.g., distance / m). An example illustrating all the features is given below. In that figure, SV is a surface per unit volume. εi is a length.

a nice figure

Columns in tables should not be separated by vertical lines. The recommended practice is to omit such lines for clarity:

a nice table

Hints

  1. Appropriate use of references:
    • Use the Havard system to refer to articles in the text, as used in Progress in Materials Science article, 1985, vol. 29, pp. 321-386.
    • Try and put the reference at the end of the sentence in order to avoid breaking continuity.
    • Include article titles in your reference list.
    • Do not abbreviate Journal titles, unless using the international standard set of abbreviations (found in the Scientific Periodicals Library).
    • In the reference list, quote the page range (e.g., 321-386).
  2. Ensure that all the work you have done is included in your thesis; negative results are also useful.
  3. Do your writing as you progress, rather than leaving it to the last minute.
  4. Micron markers should be placed on the micrographs, rather than on the page in the vicinity of the micrograph.
  5. Avoid the use of jargon. Your work should be comprehensible to others in the Department. Examples of jargon: “recrystallisation region”, “TMCP”, “HAZ”.
  6. Read and check your report at least twice before submission. The thesis must not exceed, without the prior permission of the Degree Committee, 60,000 words, including tables, footnotes, bibliography and appendices, but excluding photographs and diagrams.

Results from Commercial Software Calculations using commercial software should be presented with adequate detail to enable a reproduction of the results. For example, when using MTDATA for phase diagram calculations, it is necessary to list the components and phases allowed, together with the name and version number of the computer program and database.

Microanalytical Data Data collected using energy-dispersive X-ray analysis or similar techniques should be quoted with error bars and an indication whether ZAF (atomic number, absorption, fluorescence) corrections have been made. The spatial resolution should also be specified.

Typical timetable

This timetable for the preparation of a Ph.D. Thesis assumes that your interpretations are well advanced and that no difficulties arise during the construction of an overall view. For example, further experiments and interpretation might become necessary. Oversights like these are natural in research but can be minimised by publishing papers during the course of the work. Theses which are not completed according to the official deadline will always have a lower priority from the supervisor.

Introduction 3 weeks
Method and results 6 weeks
Discussion, tables, figures, refs etc 6 weeks
Typing 2 weeks
Sub-total 1 17 weeks
Consultation with supervisor and others 1 week
Revision of draft 2 weeks
Sub-total 2 3 weeks
Final typing, art work on figures,proof reading etc. 3 weeks
Binding 1 week
Sub-total 3 4 weeks
   
TOTAL 24 WEEKS

Literature review

A good survey of the published literature can be thrilling:

  1. It leads to an accumulation of knowledge, which is essential to reach the state of the art.
  2. It is possible to discover discrepancies which can help define new theories.
  3. The survey minimises the danger of repeating research through ignorance of work that has already been done.
  4. Chance favours the prepared mind (Pasteur).

Literature surveys take time and require some discipline. They tend to gather momentum as papers tend to refer to other relevant sources of information.

The discipline might be that you spend a couple of hours each day studying and writing. Allocate a time when you are likely to be most alert, and stick to this, no matter how many e-mail messages you might receive!

Deadlines are important, and you should plan your work so that your supervisor has sufficient time to study the survey, suggest amendments or more references before the final version has to be submitted.

Students starting in October should submit their final versions to their supervisors by the end of March. It is good practice to get someone else to read the draft before submission to your supervisor.

Published examples of literature reviews Published examples of theses

How to get a Ph.D.

Đó chính là toàn bộ bài viết này, hãy chú ý bức ảnh trên cùng!!!

Tham khảo:

  1. http://cml.postech.ac.kr/phd.html
  2. http://www.msm.cam.ac.uk/phase-trans/

Giới thiệu các trạm tìm kiếm thông tin hữu ích

Các cổng thông tin và trạm tìm kiếm riêng rẽ

Lời bàn: Các tên gọi Scholar, Mindset và Acadmic của 3 hệ thống tìm kiếm lớn nhất thế giới là hỗ trợ chức năng tìm kiếm tư liệu học thuật (academic documents) . Giới khoa học hãy sử dụng các chức năng trên để tìm kiếm và trao đổi tài liệu chuyên môn.

Các trạm tìm kiếm từ nhiều nguồn và siêu tìm kiếm

Tìm kiếm trên các/nhiều website lựa chọn

Cho phép bạn chọn nhiều nhân tìm kiếm trên cùng 1 mà hình.

Tìm kiếm các Web ẩn (Invisible Web or Deep Web)

  • Tìm kiếm các CSDL liệu thư viện library databases
  • Complete Planet – Khám phá hơn + 70,000 các CSDL tìm kiếm và các trạm tìm kiếm chuyên biệt.

Các thu mục chủ đề đã được đánh giá (evaluated)

Các nhóm tìm kiếm chuyên biệt

Nguồn: https://www.wpi.edu/Academics/Library/

Onglaodautroc

Các bạn có thể tham gia trao đổi thêm tại đây: Hướng dẫn khai thác thông tin

Giảng dạy và Nghiên cứu

Bài viết được lấy từ Blog Khoa học máy tínhBài “mải giảng dạy quên nghiên cứu” ở báo Người Lao Động đặt cái tựa bài mang tính trách móc, tôi thấy như vậy là không công bằng cho những người “chạy sô” kiếm tiền. Có luật nào cấm họ chạy sô không?

Trong bài có các đoạn như sau:

Gần đây, trong giới giảng viên dạy chuyên ngành kinh tế ngoại thương kháo nhau về một TS đạt kỷ lục giờ giảng với trên 1.000 tiết/năm và còn thỉnh giảng ở nhiều trường khác. Thù lao mỗi tiết dạy ở các trường ĐH ngoài công lập khoảng 50.000 đồng/tiết nên thu nhập của giảng viên này tổng cộng lên tới 40 triệu đồng/tháng.

Ngoài thỉnh giảng, các giảng viên khoa cơ bản còn bị hút vào luyện thi ĐH. Giới toán học TPHCM thường nhắc đến một TS toán học, từng được giải thưởng quốc tế, với sự tiếc nuối. Bởi vì, thời gian qua vị TS này chưa có một bài báo khoa học nào đăng tải trên tạp chí quốc tế nhưng lại xuất sắc trong vai trò “trùm” luyện thi ĐH. Mỗi ngày dạy 16 tiết, suốt từ 7 giờ đến 21 giờ là bình thường đối với TS này.

Hãy nói về giảng dạy trước. Nếu muốn trách những “chuyên gia chạy sô”, tôi nghĩ rằng có ba luận điểm chính:

  • Họ dùng thời gian được thuê giảng của trường/lớp này để chạy sô ở chỗ khác. Nếu thế thì vấn đề nằm ở chỗ cơ quan họ làm việc không có phương thức nào kiểm tra thời gian làm việc.
  • Họ có trách nhiệm phải làm nghiên cứu, nhưng bỏ thời gian này đi chạy sô. Một lần nữa, đây là lỗi của cơ quan. Nếu họ không làm đúng trách nhiệm hoặc lạm dụng thời gian công làm chuyện tư thì cơ quan có quyền đuổi việc, hay giảm lương, hay kỷ luật gì đó.
  • Họ chạy sô nghĩa là đã không đảm bảo chất lượng cho từng lớp họ tham gia giảng dạy, không làm đúng lương tâm nhà giáo, vô trách nhiệm. Đánh giá lương tâm nhà giáo thì khó làm một cách khách quan được, cho nên ta không xét luận điểm này. Đây là lỗi của nơi thuê họ chạy sô. Những nơi này phải có phương pháp nào đó kiểm tra và đảm bảo chất lượng các chuyên gia này. Nếu chất lượng kém thì đi thuê người khác, tại sao lại cứ phải thuê chính người đã giảng cả nghìn tiết một năm? Trong thời buổi kinh tế thị trường, người dạy cả nghìn tiết một năm chắc hẳn phải có cái gì đó hơn các chọn lựa khác nên các trường mới thuê họ nhiều như thế. (Cho dù cái “hơn” đó là hơn phù phiếm như “hơn một mảnh bằng” chẳng hạn.)

Cả ba luận điểm này đều không ổn vì chính cơ chế quản lý chất lượng ở các nơi thỉnh giảng họ.

Do sự khan hiếm tài nguyên (ở đây là thiếu người có trình độ tương đương với các chuyên gia chạy sô), tài nguyên hơi kém chất lượng cũng vẫn mắc tiền. Khi thiếu gạo thì gạo trộn bo bo cũng đắt như thường.

Nhân nói về thời gian giảng dạy, ở đây mỗi năm 2 học kỳ tôi dạy 3 lớp (trong đó 1 lớp là seminar). Một năm 30 tuần mỗi tuần 4 tiết rưỡi (mỗi tiết 50 phút), vị chi là 135 tiết một năm. Tôi dành rất nhiều thời gian chuẩn bị cho các lớp tôi dạy. May mà hoàn toàn không phải chấm bài do đã có các sinh viên trợ giảng chấm. Nếu mỗi học kỳ thật sự dạy 2 lớp (mà không phải seminar), nghĩa là 180 tiết một năm, thì có thể nói không ngoa là tôi không còn thời gian nghiên cứu nữa nếu muốn giữ chất lượng giảng dạy như cũ.

Dĩ nhiên, bản chất của KHMT khác với nhiều ngành khác. KHMT thay đổi hàng ngày hàng giờ. Tôi đã dạy một số lớp lặp đi lặp lại, nhưng chưa bao giờ có nội dung giống nhau. Có thể lớp năm nay có phần giống năm ngoái, nhưng phần giống tối đa là một nửa. Đây cũng là cách mà tôi chọn thiết kế chương trình để giữ cho bản thân thích thú khi dạy. Tôi cực chán nhai đi nhai lại những thứ tôi biết rồi. Khi dạy một lớp nào đó, ít nhất bản thân tôi phải học được nhiều cái mới thì mới có hứng dạy.

Cho nên, tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào mà ai đó có thể dạy 500 tiết mỗi năm hay 1000 tiết mỗi năm. Bái phục bái phục! Thời gian đâu ra để trả lới câu hỏi của học trò. Chắc họ không có office hours!

Thế còn vấn đề nghiên cứu thì sao? Bài báo trên trách các chuyên gia chạy sô không nghiên cứu mà chỉ lo làm thợ dạy. Một lần nữa, đây là bài toán kinh tế cơ bản. Nếu thay “chạy sô” bằng nghiên cứu thì họ có được gì không (tiếng tăm, tiền bạc)? Ta có cơ chế tạo incentives cho họ làm nghiên cứu không? (Giả sử họ có khả năng nghiên cứu. Nếu không có khả năng thì câu hỏi này vô nghĩa.)

Ở Mỹ thì các professors chính thống (tenured hoặc tenure-track) đều phải làm nghiên cứu. Khi còn là assistant professor thì không nghiên cứu tốt là … mất việc. Không có incentive nào mạnh hơn được nữa. Một incentive khác là có funding nghiên cứu thì có thêm lương hè, có tiền đi hội nghị (và đi chơi), có tiền mua sách vở máy móc. Một số trường còn có “lại quả” cho nhũng người có nhiều funding bằng cách giảm tổng số lớp dạy (từ 3 xuống còn 1 hoặc 0 mỗi năm), bằng cách tăng lương liên tục, …

Một điểm nữa có lẽ cũng đáng chú ý là một năm tôi dạy ít nhất hai lớp liên quan trực tiếp đến nghiên cứu của mình. Do đó giảng dạy và nghiên cứu bổ túc cho nhau, không phải là rào cản của nhau.

Một điểm thú vị mà có lẽ ít người chú ý là chúng tôi thường … tự trả phần lớn lương cho chính mình, trường thật ra tốn khá ít tiền trả lương. Tại sao vậy? Vì mỗi cái grant chúng tôi xin được thì trường lấy từ 30 đến 50 phần trăm. Khi giảng dạy chúng tôi đã tạo ra được một revenue nhất định, cộng với research grants thành ra tiền bạc mà mỗi cá nhân mang lại cho trường không phải ít.

Tóm lại, khi quan sát thấy hiện tượng nhiều chuyên gia chạy sô, ta phải rà soát lại cơ chế tạo incentives cho các cá nhân này thay vì trách họ đã chạy theo đồng tiền hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp. Dù trách móc có thể đúng, nó chẳng mang lại giải pháp hiệu quả nào cả, nhất là khi họ không làm trái pháp luật.

Quyền thông tin – Presentation on Right to Information Act : by Hemant Goswami

Presentation on Right to Information Act : by Hemant Goswami

Great Quotes To Use & Repeat When You Can’t Find A Better Way Of Saying It

Chuỗi bài viết về máy ảnh số – Digital camera

45 điều bạn có thể làm để bảo vệ môi trường

Blogs as Reflective Practice

BLOG – thực tế của cuộc sống. Bài presentation sau sẽ đem lại cho bạn cái nhìn về lợi ích của BLOG

Introduction to Structure, Properties, and Processing of Materials

Loạt 21 bài giảng “Giới thiệu về cấu trúc, tính chất và xử lý vật liệu”

Nguồn: http://www.ims.uconn.edu/~alpay/Courses/MMAT%20244/mmat244.htm

Kích vào link dưới đây để xem các phần còn lại – hoặc bạn có thể download trực tiếp từ Website trên.

Đọc tiếp »

Những bức ảnh vui – Oops…

Kích vào link dưới đây để xem tiếp:

Đọc tiếp »

Khái niệm về vật liệu nano

Bài này có 2 trang (Mời bạn kích vào LINK dưới để xem hết)

Đọc tiếp »

Cơ bản về lập trình cấu trúc bằng ngôn ngữ C

Chi tiết tham khảo thêm tại: http://www.richardclegg.org/ccourse/

Nano-identation – Đô độ cứng ở cấp độ nanô

Bài 1:

Bài 2:

Nguồn: web.kaist.ac.kr/~nano

Giới thiệu về thép – Introduction to Steel

Bài viết giới thiệu sơ lược về công nghệ sản xuất (manufacturing) thép.

Nguồn: http://www.mech.uwa.edu.au/~liu/Lectures/EF420/EP420.html

Một vài thuật ngữ:

Ladle furnace: lò thùng. Remelting & refining: Nấu (lại) và tinh luyện. Deoxidation & degassing: khử Oxy và các khí khác. Blast furnace: Lò cao. Pig iron: gang thỏi. Composition: thành phần nguyên tố (hóa học). Steelmaking: luyện thép. Killed, semi-killed & rimming steel: thép lặng, bán lặng và thép sôi. Non-ferrous metals: kim loại màu; phân biệt với ferrous metals: kim loại đen (gồm nhóm gang, thép và fero). Structural steel: thép kết cấu (cho xây dựng).